Lễ hội chùa Hương không còn xa lạ đối với người dân ở mọi miền tổ quốc. Bởi trải qua bao nhiêu thời gian, bao thăng trầm, lễ hội chùa Hương đã trở thành một điểm hẹn quen thuộc, một điểm đến du xuân cho du khách bốn phương.

lễ hội chùa hương

Đến lễ hội chùa Hương cầu cho một năm bình an, hạnh phúc

Nhắc đến lễ hội chùa Hương, hẳn sẽ có nhiều người mong muốn được tham dự cùng đoàn người đó. Cho dù năm nào, lễ hội cũng đông nghịt người, nhưng dường như đó là một thói quen của mọi người, mọi nhà trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó như một cách để đón mùa xuân, cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đôi nét về lễ hội chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 2

Năm nào lễ hội chùa Hương cũng thu hút đông đảo khách đến hành hương lễ Phật

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xem thêm: Bảng giá thuê xe đi lễ hội Chùa Hương đầu năm

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 3

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến hết 18 tháng 2 Âm lịch

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 4

Đi lễ hội chùa Hương, du khách có thể hòa mình vào hội làng truyền thống

Lễ hội chùa Hương có gì?

Là một sự kiện lớn được tổ chức thường niên, lại diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên công tác chuẩn bị cho lễ hội chùa Hương rất công phu. Năm này, ban tổ chức lễ hội sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt an ninh, đảm bảo trong thời gian diễn ra lễ hội được an toàn và lành mạnh.

Theo đó, BTC lễ hội Chùa Hương đã huy động nhiều chiến sĩ công an tham gia bảo đảm an toàn cho lễ hội. Lực lượng công an sẽ làm việc trong suốt 3 tháng Lễ hội Chùa Hương, kiên quyết xử lý nghiêm các tình trạng bám đuổi khách, đeo bám xe, gây mất trật tự ATGT; kiên quyết xử lý các đối tượng trộm cắp, móc túi, lừa đảo, gây rối trật tự công cộng, các hoạt động mê tín, dị đoan tại lễ hội.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 5

Công tác chuẩn bị cho lễ hội chùa Hương diễn ra rất nghiêm túc và quy củ

Lực lượng công an sẽ phối hợp với các tổ kiểm tra liên ngành của Ban tổ chức tăng cường tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hoạt động vi phạm pháp luật trong khu vực lễ hội Chùa Hương; các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác phòng chống cháy nổ tại các bến xe, khu vực nghỉ trọ, ăn uống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách hành hương về đất Phật.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 6

Lực lượng chức năng tăng cường phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách

Để đảm bảo an toàn cho du khách, ban tổ chức đã yêu cầu tất cả các chủ đò trang bị phao cứu sinh trên 4.000 thuyền chở khách trên suối Yến. Trước đó, chuẩn bị cho mùa lễ hội Chùa Hương năm nay, 100% chủ đò đã được tập huấn về nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho khách, trách nhiệm của chủ đò, công tác cứu hộ…

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 7

100% đò được trang bị an toàn cho du khách

Một vài lưu ý khi tham gia lễ hội chùa Hương

Thời gian đi lễ hội chùa Hương có thể nói là khá thoải mái. Bởi lễ hội diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao là từ rằm tháng Giêng cho đến hết 18 tháng 2 âm lịch.

Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 8

Bạn phải mất đến 2 ngày mới có thể khám phá hết chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

  • – Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
  • – Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
  • – Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
  • – Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 9

Chùa Hương là quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò. Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

Xem thêm: Taxi Hà Nội đi lễ hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội - hinh 10

Lễ hội chùa Hương cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị

Dành thời gian để du xuân đến lễ hội chùa Hương là một trải nghiệm vô cùng thú vị đầu năm. Hãy dành một phần nhỏ thời gian của mình để hành hương đến đây, chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy nhiều điều quý giá đấy.

Nguồn: Tổng hợp.

Pin It on Pinterest